Xin chào tất cả các bạn, chắc hẳn rằng ai trong chúng ta đều phải trải qua những bài học của môn Tiếng Việt và cũng đã từng học về từ láy, từ ghép, cách phân biệt giữa 2 từ này.
Chính vì thế, nhân tiện trong bài viết hôm nay Wikigiaidap xin được phép chia sẻ lại đến các bạn về định nghĩa từ láy là gì? từ ghép là gì? phân biệt từ láy từ ghép trong Tiếng Việt, từ đó các bạn có thể dễ dàng nắm bắt được chính xác và hiểu rõ hơn, cũng như để các bạn THCS dễ dàng nắm bắt được kiến thức này để bổ sung vào việc học tập.
Định nghĩa từ láy là gì
Từ láy là gì
Các bạn có thể đã sử dụng từ láy trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày và ngay cả trong các bài làm văn của môn học Ngữ văn của mình mà các bạn đã không nhận ra. Nguyên nhân ở đây là do chưa nắm bắt được rõ ràng về định nghĩa từ láy là gì nên các bạn không thể nhận biết được rằng mình đã sử dụng chúng.
Thế nào là từ láy? Là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự như nhau chỉ về vần hay chỉ về âm, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.
Trong từ láy có thể 1 tiếng có nghĩa hoặc cả 2 tiếng đều không có nghĩa nhưng khi gộp lại chung với nhau tạo thành một từ có nghĩa. Ví dụ: Long lanh, lung linh, bấp bênh, bỡ ngỡ, bơ vơ,..
Phân loại từ láy
Trong Tiếng Việt chúng ta học thì từ láy sẽ được phân chia làm 2 loại nhé các bạn, dựa theo cấu tạo giống nhau và cấu trúc trùng lặp của các bộ phân mà từ láy được phân chia thành từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Trong đó:
- Từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ là từ láy mà các tiếng được lặp lại với nhau cả phần âm và phần vần. Trong đó một số trường hợp nào đó các bạn có thể bắt gặp có tiếng trước biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Nhờ đó mà giúp Tiếng Việt trở nên hài hòa về âm thanh lẫn âm điệu hơn.
Vd: Một màu “xanh xanh”, màu “tim tím”, màu “vàng vàng”,…
- Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là những từ lặp lại cả phụ âm và phần vần.
Vd: Mãi mãi, luôn luôn, xa xa, ào ào,..
Hay có thể một số từ được thay đổi về phụ âm cuối hoặc thanh điệu.
Vd: Mỏng manh, thăm thẳm, tiêu điều, thông thoáng,…
Tác dụng của từ láy
Như thế các bạn đã nắm bắt được và hiểu rõ hơn về đinh nghĩa từ láy là gì? Vậy từ láy có tác dụng như thế nào trong đời sống và công việc học tập.
Từ láy được sử dụng trong cả lời nói và văn viết, người nói hay người viết dùng từ láy để nhấn mạnh một sự vật, sự việc hay hiện tượng, tâm trạng muốn truyền đạt.
Vd:
- Em luôn luôn chăm ngoan và học giỏi: ở đây từ láy là “luôn luôn” được nhấn mạnh rằng em luôn siêng năng, ngoan ngoãn và học giỏi.
- Tớ đang rất rất là bận không thể nói chuyện được: Từ láy “rất rất” khẳng định tớ đang bận không thể trò chuyện cùng bạn vào lúc này.
- Bạn thật mũm mĩm: Miêu tả sự đáng yêu và mũm mĩm
- Tú là một học sinh be bé của trường chúng ta: Từ láy là “be bé” khẳng định cô Tú này là một người khá nhỏ bé.
Định nghĩa từ ghép
Từ ghép là gì
Từ ghép là từ được ghép bởi 2 tiếng trở lên, là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có cùng quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau về cả phần âm và vần nhưng không bắt buộc phải giống nhau về vần.
Tác dụng của từ ghép
Từ ghép có tác dụng chủ yếu là giúp xác định chính xác từ ngữ cần sử dụng trong câu văn, lời nói giúp hoàn chỉnh từ ngữ về mặt ngữ nghĩa.
Phân loại từ ghép
Từ ghép trong Tiếng Việt được phân chia là 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Trong đó:
- Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là từ được ghép từ 2 tiếng có sự phân biệt rõ ràng về mặt ngữ nghĩa, từ đứng đầu là từ chính và từ đứng sau gọi là từ phụ.
Từ chính đảm nhận vai trò thể hiện ý chính và từ phụ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nói chung, ý nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Vd: Tàu lửa, xe hơi, xe đạp, xe xích lô, bà nội,…
- Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là các từ ghép có vai trò về ý nghĩa như nhau, không phân biệt từ chính hay từ phụ. Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập được thể hiện rộng rãi hơn so với từ ghép chính phụ.
Vd: Nhà cửa, ông bà, cha mẹ, sách vở, bàn ghế,…
Phân biệt về từ láy và từ ghép
Như vậy các bạn cũng đã nắm bắt được định nghĩa từ láy là và từ ghép là gì? Vậy cách phân biệt 2 từ này như thế nào chúng ta cùng tiếp tục trong nội dung tiếp theo nhé!
Trong Tiếng Việt của người Việt của chúng ta nó vốn dĩ đã rất phong phú và đa dạng về ngôn từ, tuy nhiên cũng khá phức tạp trong cấu tạo và ngữ nghĩa của từ. Và từ láy và từ ghép có sự chuyển hóa lẫn nhau mà có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 từ này. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố cơ bản để chúng ta có thể phân biệt được từ láy và từ ghép.
Cách 1: Láy âm – từ láy có nghĩa
Trong Tiếng Việt những từ láy âm có rất nhiều, vì thế mà tất cả những từ Hán việt có 2 âm tiết thì sẽ được xác định đó chính là từ ghép chứ hoàn toàn không phải là từ láy, dù từ d dó có ngẫu nhiên láy âm đi chăng nữa.
Cách 2: Từ ghép thuần Việt 2 âm tiết đều có nghĩa nên không thể là từ láy
Lấy ví dụ: che chắn, trai trẻ và máu mủ,… đây được coi là từ ghép nhé các bạn. Ngoài ra chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó được xem là từ láy âm Vd: lảm nhảm, tàu lửa, lạnh lùng,…
Cách 3: Nếu 2 tiếng trong từ đổi vị trí cho nhau mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép
Khi chúng ta đổi vị trí các tiếng trong một từ với nhau thì sẽ được từ mới mà từ mới đó có nghĩa thì được coi là từ ghép Vd: Ngủ đi – đi ngủ, con nhỏ – nhỏ con, mệt mỏi – mỏi mệt, thẩn thờ – thờ thẩn,…
Kết luận
Hy vọng với bài viết về định nghĩa từ láy là gì? từ ghép là gì và cách phân biệt giữa từ láy và từ ghép trên của Wikigiaidap sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích, giúp các bạn bổ sung và hoàn thiện cho công cuộc học tập cũng như kiến thức cho bản thân mình.