Ngày 11/3, trên Facebook xuất hiện thông tin về cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp bên bờ hồ Tây, Hà Tây. Theo đó, một người dân đã chụp được hình ảnh hiếm hoi của 2 mặt trời xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời. Mặt trời lớn to tròn và sáng hơn nằm phía trên cùng, trong khi mặt trời nhỏ hơn, tròn và kém sáng, ẩn dưới lớp đám mây.
Tiếp theo sáng ngày 14/3, hiện tượng “hai Mặt trời” lại tái diễn ở Quảng Ngãi và được người dân ghi lại. Anh LVT, một cư dân của thành phố Quảng Ngãi, đã chụp và chia sẻ hình ảnh của hiện tượng này trên trang cá nhân Facebook của mình.
Lý giải hiện tượng hai mặt trời ở Hồ Tây và Quảng Ngãi trong những bức ảnh được chia sẻ những ngày gần đây, anh Huy Nguyễn có chia sẻ trên Facebook của mình như sau:
Trước tiên có thể khẳng định hình ảnh này chỉ xuất hiện ở ảnh chụp chứ không thể xuất hiện trên bầu trời. Người chụp ảnh này cũng khẳng định là thấy hoàng hôn đẹp nên đưa máy lên chụp chứ không thấy 2 mặt trời nên chụp. Người này chỉ phát hiện có 2 mặt trời trong ảnh khi xem lại ảnh cũ.
Nguyên nhân tạo ra 2 mặt trời (thậm chí là 3 như tôi khoanh vùng trong ảnh) là do mặt trời chiếu vào thấu kính của camera và thấu kính này phản chiếu bóng của mặt trời lên bề mặt kính bảo vệ bên ngoài camera (như 1 mặt gương) của và bị chính canera điện thoại chụp lại. Như vậy cảm biến của camera đã ghi lại 1 mặt trời thật, một hình mặt trời nằm trên kính điện thoại và thậm chí có cả một hình mặt trời thứ 3 mờ hơn ở dưới do một lớp kính khác của điện thoại tạo ra. Khi đó nếu người chụp ảnh xoay góc chụp một chút sẽ không ghi được ảnh 2 mặt trời.
Các đám mây chứa tinh thể nước nhỏ, đều và mịn có thể tạo thành các “thấu kính” và phản chiếu bóng mặt trời trên bầu trời được không? Về lý thuyết là có thể nhưng sẽ không cho ra ảnh mặt trời giống y đúc mặt trời được. Nó chỉ có thể tạo ra một vùng sáng hình tròn hoặc một cột sáng theo phương thẳng đứng. Nguyên nhân là đám mây dù có đậm đặc và mịn cỡ mấy cũng không thể tạo thành một thấu kính có chất lượng đồng nhất và phẳng như mặt gương được.
Lịch sử khí tượng và thiên văn chưa từng ghi nhận sự tồn tại của hai mặt trời bằng mắt thường mà chỉ ghi nhận ở các ảnh chụp.
Mọi người không nên gán ghép các hình ảnh mặt trời đôi với các chuyện tâm linh và điềm báo vớ vẩn nhé!
Nguồn: FB Huy Nguyễn: https://www.facebook.com/huy.nguyen.5439087