Bạn là một người thường xuyên đi mua hàng và có biết đến từ OEM. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và nắm bắt được thông tin chi tiết về OEM nghĩa là gì, vì thế trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin cơ bản về cụm từ OEM.
=>Xem thêm: VAMC là gì
OEM nghĩa là gì?
Cụm từ OEM là một tên được viết tắt trong tiếng Anh của “Original Equipment Manufacturer”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Từ OEM dùng để chỉ những dòng sản phẩm được công ty sản xuất làm theo mẫu thiết kế, có thông số kỹ thuật được đặt trước bởi một công ty nào đó. Hiểu một cách đơn giản, hàng OEM là các sản phẩm được sản xuất bởi một công ty và khi đưa ra thị trường sẽ mang một thương hiệu của công ty đã đặt thiết kế, làm ra sản phẩm đó.
Hàng OEM là một mặt hàng xịn, chất lượng nhưng các bộ phận và máy móc của nó được nhập khẩu riêng từ nhà máy sản xuất chính hãng theo từng bộ phận rồi mới được công ty đặt hàng lắp ráp lại thành một sản phẩm hoàn thiện.
Công ty đặt hàng phải báo trước về số lượng, cũng như yêu cầu sản phẩm như thế nào cho nhà sản xuất. Còn nhà sản xuất chỉ việc tiến hành lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, không tự ý buôn bán mặt hàng OEM ra thị trường với hình thức đơn lẻ.
Ví dụ dễ hiểu nhất cho bạn đó chính là hãng Apple và Foxconn, trong đó Apple chính là khách hàng, đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứ công nghệ và phân phối các mặt hàng, còn đối với Foxconn là nhà sản xuất sản phẩm. Vì thế, Foxconn sẽ là công ty OEM.
Lợi thế trong chiếc lược kinh doanh theo mô hình OEM
Hình thức kinh doanh theo mô hình OEM với kinh doanh theo hình thức truyền thống khác nhau ở chỗ là khâu sản xuất. Đối với phương thức kinh doanh theo mô hình OEM, kinh phí để đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể là không quá lớn bởi vì có thể bỏ qua một phần hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất của mặt hàng đó. Chính vì điều này mà giúp cho hầu hết các mặt hàng của OEM đều có giá thành thấp hơn so với những mặt hàng thông thường khác trên thị trường hiện nay.
Nhờ vào những đặc điểm trên đã mang đến nhiều lợi thế cho hình thức kinh doanh theo mô hình OEM. Cùng điểm qua vài lợi ích của mô hình này nhé!
– Có thể đưa ra được nhiều ý tưởng triển khai kinh doanh khác nhau.
– Thuận lợi cho việc đưa vào thử nghiệm một lúc nhiều mặt hàng, ý tưởng kinh doanh để mặt hàng đó có thể được thâm nhập thị trường một các nhanh chóng hơn.
– Những công ty OEM có điều kiện để tiếp cận được nhiều thành quả trong việc nghiên cứu các mặt hàng mới mà công ty đặt hàng đang nắm giữ. Vì thế mà thông thường các công ty đặt hàng cần lựa chọn nhà sản xuất tin cậy để tránh trường hợp ăn cắp thành quả của công nghệ.
Sự khác nhau giữa công ty OEM và ODM
OEM là công ty sản xuất theo những đơn đặt hàng của công ty ODM, đây được xem là sự khác nhau rõ rệt nhất mà chúng ta có thể nhân biết được.
OEM có thể nói là công ty chuyên sản xuất cho các công ty ODM theo những đơn đặt hàng theo nhãn hiệu, kiểu mặt hàng cho do công ty ODM đưa ra.
ODM là những công ty có thương hiệu, nhãn hiệu nhưng họ lại không sản xuất các mặt hàng mà đi thuê những công ty OEM để sản xuất cho họ nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, thiết kế cho công ty của mình.
Trên đây là bài viết OEM nghĩa là gì? Sự khác biệt giữa OEM và ODM tại trang web wikigiaidap.net, hy vọng sau khi tham khảo các bạn sẽ hiểu rõ được ý nghĩa thật sự của OEM và phân biệt được giữa ODM và OEM. Nếu có đóng góp hay ý kiến gì cho bài viết này, các bạn hãy comment bên dưới nhé!